Thiết bị ngoại vi máy tính gồm có những thiết bị nào?

Chúng ta đã nghe nhắc nhiều đến thiết bị ngoại vi máy tính nhưng thực tế nhiều người vẫn chưa biết rõ những thiết bị đó là gì. Bài viết này Soutech sẽ giúp bạn tìm hiểu định nghĩa và các loại thiết bị ngoại vi chính. Đọc bài viết để biết rõ chủ đề này và giúp bạn sử dụng các thiết bị ngoại vi đúng công dụng, mục đích. 

Thiết bị ngoại vi máy tính là gì?

Thiết bị ngoại vi máy tính gồm có những thiết bị nào? 1
Thiết bị ngoại vi máy tính rất cần thiết cho người sử dụng thiết bị này

Cấu hình của một bộ máy tính để hoạt đông được cần rất nhiều bộ phận, trong đó thiết bị ngoại vi cũng là bộ phận không thể nào thiếu. Ngay từ tên gọi chắc hẳn bạn cũng đã hình dung phần nào về vị trí, cấu tạo của các thiết bị ngoại vi máy tính phải không nào.

Thiết bị ngoại vi là bộ phận được trang bị bên ngoài cỗ máy. Các thiết bị này giúp người dùng kết nối, thao tác với máy tính. Các thiết bị này tuỳ vào từng bộ phận sẽ có tính năng hoạt động khác nhau.

Thường thì chúng có tính năng nhập xuất hoặc mở rộng tính năng lưu trữ của hệ thống máy tính. Có thế nói, thiếu các thiết bị ngoại vi việc kết nối, điều khiển và xử lý máy tính sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Các thiết bị ngoại vi này giúp người dùng tương tác thuận tiện, hiệu quả và nhanh chóng hơn rất nhiều.

Công dụng của các thiết bị ngoại vi máy tính

Các thiết bị ngoại vi như đã nói là những phần cấu tạo cơ bản không thể thiếu của máy tính. Từ máy tính bàn đến laptop thì các thiết bị ngoại vi đều cần thiết. Tuy nhiên, tuỳ vào từng loại máy tính mà các thiết bị ngoại vi có thể khác nhau. Thiết bị ngoại vi giúp máy tính và người sử dụng luôn được kết nối, làm việc theo đúng các “lệnh” và yêu cầu sử dụng của người dùng.

Người dùng máy tính nhờ các thiết bị ngoại vi xác định rõ thông tin, chức năng của các phần mềm, ứng dụng trên máy tính. Đồng thời, sự điều khiển của con người cũng thông qua các thiết bị ngoại vi mới có thể báo hiệu và xử lý được từ hệ thống. Trong trường hợp có những trục trặc, sự cố nào đó thì chính các thiết bị ngoại vi này cũng giúp người dùng nhanh chóng xử lý.

Từ đó tìm các giải pháp thay thế phù hợp, cải thiện hiệu quả sử dụng thiết bị máy tính.

Phân loại các thiết bị ngoại vi máy tính

Thiết bị ngoại vi máy tính gồm có những thiết bị nào? 3
Thiết bị ngoại vi máy tính gồm có những thiết bị nào?

Nói đến thiết bị ngoại vi máy tính có rất nhiều thiết bị khác nhau. Tuy nhiên, tưu chung sẽ có hai nhóm thiết bị ngoại vi chính gồm:

– Thiết bị nhập – input : Bao gồm tất cả các phần cứng cho phép bạn nhập dữ liệu, chương trình, lệnh và những hồi đáp từ người dùng vào máy tính như bàn phím, chuột máy tính, ổ đĩa CD, Webcam, máy scanner, microphone, touchpap, DVD,…

– Thiết bị xuất – output: Bao gồm các phần có khả năng truyền đạt  thông tin cho người dùng, thực hiện các công việc giải mã dữ liệu thông tin mà người dùng có thể hiểu được như máy in, màn hình, USB, ổ cứng, máy chiếu, loa, máy fax,…

Trên đây là nội dung phân rõ các hạng mục thiết bị ngoại vi với từng nhóm chi tiết. Bạn có thể tham khảo và ghi nhớ để biết rõ mình cần sử dụng thiết bị ngoại vi nào để khi mua và sử dụng được chính xác loại thiết bị.

Trước khi chọn mua các thiết bị ngoại vi bạn cũng nên tìm hiểu sản phẩm của nhiều thương hiệu, công dụng, ưu điểm để có sự lựa chọn đúng đắn nhất.

Để kết nối các thiết bị ngoại vi máy tính sẽ cần đến các thiết bị kết nối phổ biến nhất gồm:

  • USB
  • Lightning
  • FireWire
  • Thunderbolt
  • eSATA
  • Các thiết bị ngoại vi cũ hơn đã sử dụng một trong các loại cáp và kết nối sau để kết nối với máy tính.
  • Parallel port (Cổng song song)
  • Serial port (Cổng nối tiếp)
  • SCSI

Thiết bị ngoại vi máy tính nào phổ biến nhất hiện nay?

Thiết bị ngoại vi máy tính gồm có những thiết bị nào? 3
Sử dụng các thiết bị chuyển đổi, kết nối để làm việc, giải trí trên hệ thống máy tính được hiệu quả hơn. 
  • Màn hình máy tính
  • Ổ đĩa mềm
  • Ổ cứng gắn ngoài
  • Ổ đĩa quang đãng
  • Bàn phím máy tính
  • Chuột
  • Máy in – printer
  • Scanner
  • Loa máy tính
  • Các cái trang bị nhớ mở rộng – Bút nhớ USB
  • Micro
  • Webcam….

Trong các thiết bị ngoại vi máy tính, bộ chia KVM Switch HDMI là một trong những thiết bị tích hợp giúp hỗ trợ điều khiển nhiều máy tính cùng lúc mà bạn nên tham khảo. Ứng dụng bộ chuyển đổi này giúp các nhà quản trị mạng, nhà quản lý hệ thống, lập trình viên,…có thể cùng lúc thao tác làm việc trên hệ thống nhiều máy tính chỉ với một bộ bàn phím, chuột và màn hình.

Chung quy lại, bộ chia kvm switch HDMI là một thiết bị rất hữu ích và thiết thực cho những môi trường làm việc, quản lý như:

  • Văn phòng
  • Doanh nghiệp
  • Phòng máy tính và phòng máy chủ
  • Trung tâm dữ liệu
  • Điều khiển
  • Nhà máy sản xuất

bộ chuyển đổi kvm bạn có thể kết nối, hiển thị và trao đổi dữ liệu nhanh chóng giữa nhiều máy tính đang cùng một hệ thống. Có thiết bị này bạn sẽ tối ưu được diện tích và các thiết bị ngoại vi của những máy tính còn lại. Vừa tăng hiệu suất làm việc lẫn tiết kiệm chi phí và không gian.

Điều quan trọng khi quyết định mua thiết bị bộ chuyển đổi KVM là bạn hiểu rõ được những tính năng của bó. Bạn có muốn quản lý hệ thống máy tính trong toà nhà, văn phòng làm việc của mình. Hoặc bạn muốn kiểm soát hệ thống máy tính đang cày game, chứng khoán, coin…Hoặc bạn muốn giám sát trung tâm dữ liệu của mình từ mọi nơi, ngay cả khi cách nửa vòng trái đất? Thiết bị này sẽ chi phép bạn thưc hiện những điều đó một cách hiệu quả.

KVM Switch hỗ trợ kết nối các thiết bị ngoại vi máy tính như thế nào?

Những sản phẩm KVM Switch có khả năng hỗ trợ kết nối các thiết bị ngoại vi máy tính một cách cực kỳ hiệu quả. Không chỉ giới hạn ở các thiết bị ngoại vi máy tính cơ bản như chuột, bàn phím, mà các sản phẩm KVM Switch còn có những tính năng nổi bật sau:

USB Devices: Hầu hết các KVM Switch hiện đại có cổng USB để kết nối các thiết bị ngoại vi như ổ cứng ngoài, máy in, máy quét, hoặc thậm chí bộ nhớ USB. Một số KVM còn hỗ trợ cổng USB 3.0 cho tốc độ truyền dữ liệu cao hơn. Khả năng kết nối đa dạng đến đâu còn tùy thuộc vào đó là loại KVM 4 cổng hay KVM 8 cổng, đem lại trải nghiệm đa nhiệm cho người dùng.

Audio Devices: Nhiều KVM Switch có cổng audio in và out để bạn có thể chia sẻ các thiết bị âm thanh như loa, tai nghe, hoặc microphone giữa các máy tính.

HDMI/DisplayPort: Các KVM Switch hiện đại hỗ trợ cả kết nối video kỹ thuật số như HDMI, DisplayPort, ngoài các kết nối VGA truyền thống (sử dụng những bộ chia KVM Switch VGA), giúp bạn có thể sử dụng màn hình độ phân giải cao hoặc thiết bị xuất hình ảnh khác.

Các thiết bị khác: Một số KVM Switch còn hỗ trợ các thiết bị ngoại vi khác như máy chiếu, camera, hay các thiết bị chuyên dụng trong hệ thống máy chủ.

KVM Over IP: Đây là một loại KVM được gọi bằng một cái tên thân quen là thiết bị ăn ten điều khiển từ xa. Mục đích đó chính là để có thể kết nối từ xa các thiết bị ngoại vi mà không cần phải sử dụng nhiều loại dây cáp khác nhau.

Bài viết trên Soutech đã giúp bạn tìm hiểu những thiết bị ngoại vi máy tính từ định nghĩa đến các sản phẩm cụ thể. Thế giới đồ công nghệ rất đa dạng và phong phú, hy vọng rằng những khám phá này sẽ giúp bạn có thêm nhiều hiểu biết về công nghệ. Đồng thời cũng nâng cao trải nghiệm sử dụng máy tính .

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *