Nếu bạn là người mới tiếp xúc với công nghệ có thể bạn chưa nghe đến thiết bị KVM Switch, tuy nhiên, với những người hoạt động chuyên nghiệp trong lĩnh vực công nghệ thiết bị số chắc hẳn sẽ rất quen thuộc với thiết bị KVM này. Vậy KVM Switch là thiết bị gì? Cùng Soutech tìm hiểu chi tiết hơn trong nội dung bên dưới đây nhé!
KVM Switch là gì?
KVM là gì? KVM có công dụng gì? Cùng Soutech lần lượt tìm hiểu trong nội dung bài viết sau đây.
KVM là viết tắt của “Bàn phím, Video (Màn hình), Chuột”, đây là thiết bị tích hợp n trong 1 và chức năng chính của KVM switch là chuyển đổi và quản lý nhiều PC hoặc máy chủ qua lại thông qua một bàn phím, màn hình và chuột duy nhất. Thiết bị này cơ bản là thiết bị phần cứng kết nối bàn phím, màn hình và chuột.
Với thiết bị tích hợp, kết nối quản trị này bạn có thể làm việc với hai hoặc nhiều PC cùng lúc mà không cần phải cất công điều chỉnh từng máy một nữa. PC máy tính của bạn sẽ được kết nối với công tắc và công tắc được kết nối với bàn phím, màn hình và chuột. Tất cả sẽ phối hợp tạo nên một không gian lý tối giản và vô cùng tuyệt vời cho người quản trị.
Bài viết xem thêm: Những lợi ích của hệ thống đèn led trang trí cầu đường
Thiết bị tích hợp bàn phím, chuột, màn hình dùng ở đâu?
Thực tế thì có rất nhiều người vẫn chưa biết rõ được thiết bị này có ứng dụng gì và nó được dùng trong những nơi nào thì phát huy được công dụng của mình. Dưới đây là những vị trí thường xuất hiện các thiết bị công nghệ này:
- Bất kỳ nơi đâu cần điều khiển một nhóm máy chủ.
- Người dùng muốn tiết kiệm không gian cho nhiều máy tính.
- Ứng dụng rộng rãi cho văn phòng, doanh nghiệp.
- Phòng server, data center hay các cơ sở sản xuất.
- Nơi quản trị viên cần truy cập nhanh chóng và thuận tiện vào một hoặc nhiều máy chủ.
- Các cá nhân sử dụng các thiết lập CAD, thiết kế đồ họa.
- Phòng giao dịch chứng khoán.
Sau khi chia sẻ có thể bạn sẽ thấy có rất nhiều ứng dụng cho thiết bị tích hợp kết nối này phải không nào. Và khi sử dụng nó bạn sẽ thấy có rất nhiều lợi ích, giải phóng cả không gian, công sức. Và cụ thể những lợi ích đó sẽ được chia sẻ trong nội dung bên dưới đây.
Cách dùng thiết bị KVM
Để sử dụng được thiết bị KVM Switch bạn cần lưu ý các hướng dẫn sau đây:
- Nhấn các nút trên công tắc KVM, nhấn phím tắt trên bàn phím và chuột của thiết bị máy tính.
- Đầu tiên mình sử dụng cổng Display Port để xuất hình ảnh.
- Tiếp theo sử dụng cáp USB Type A sang USB Type C đi kèm để kết nối từ Dell Precision 3630 (đầu USB Type A)…đến màn hình.
- Chuột và bàn phím sẽ được kết nối với 3 cổng USB Type A ở trên màn hình, ngay cạnh cổng USB Type C vừa cắm.
- Tiếp theo sẽ kết nối với chiếc Laptop có cổng Thunderbolt 3.
- Sử dụng cáp USB Type C sang USB Type C đi kèm màn hình.
Khi một PC chung khởi động, hệ điều hành sẽ cho phép chuyển đổi tín hiệu chính xác đến các thiết bị chuột, bàn phím và màn hình. Bạn sẽ sẵn sàng cho các thiết bị máy tính trong hệ thống sẽ hoạt động đồng bộ cùng lúc.
Thiết bị chuyển mạch KVM có thể được chia thành hai loại lớn gồm:
- The single user KVM switch: Nó thường là một entry-level KVM switch phù hợp cho các văn phòng làm việc từ xa. Cho phép một người truy cập vào bất kỳ máy tính nào cần thiết để tạo một bảng điều khiển duy nhất.
- The multi-user KVM switch: Thường được dùng ở các trung tâm dữ liệu, phục vụ yêu cầu quản lý một số lượng máy tính hoặc máy chủ nhất định. Chẳng hạn như thiết bị Paragon® II UMT1664 cho phép 16 người dùng truy cập vào tối đa 64 máy chủ.
Có những lợi ích gì khi dùng thiết bị KVM Switch?
Soutech sẽ chia sẻ đến bạn những lợi ích khi sử dụng thiết bị chuyển mạch KVM Switch để bạn có thể sẵn sàng cho việc mua và lắp đặt thiết bị này cho văn phòng, trung tâm làm việc của mình. Những lợi ích dễ nhìn thấy nhất khi dùng thiết bị tích hợp này:
- Điều khiển đa PC / Máy chủ cùng lúc: Người dùng có thể nhanh chóng và dễ dàng truy cập 2 hoặc nhiều PC hoặc máy chủ thông qua cài đặt bàn phím, màn hình và chuột.
- Tiết kiệm không gian: Giảm số lượng bàn phím, màn hình và chuột cần thiết sẽ giải phóng không gian máy tính để bàn.
- Tiết kiệm chi phí: Tiết kiệm tiền mà không cần đầu tư thêm thiết bị máy tính.
- Tiết kiệm không gian: Giữ cho bàn làm việc gọn gàng và tiết kiệm không gian làm việc trong phòng máy chủ.
- Hỗ trợ ngoại vi: Một số thiết bị chuyển mạch KVM hỗ trợ thiết bị ngoại vi USB, mà không cần bộ chia USB riêng.
Thực tế có thể thấy, nếu không có thiết bị này khi cần điều khiển hệ thống máy tính rõ ràng bạn phải thao tác trên từng thiết bị một. Và cũng hiển nhiên bạn phải mua nhiều bàn phím, chuột và màn hình để có thể hoạt động được máy tính của mình. Chưa kể bạn cần phải có không gian đủ lớn để đặt bàn phím, không gian sử dụng chuột….
Tất cả các bài toán đều sẽ được giải đáp khi có thiết bị tích hợp KVM Switch. Giờ đây bạn có thể điều khiển 6 máy tính hoặc 8 máy tính, hoặc thậm chí hàng chục máy tính chỉ với 1 thiết bị tích hợp điều khiển trung tâm đặt ở máy chủ.
Và cũng chắc chắn một điều rằng, nếu có thiết bị KVM Switch người quản lý hệ thống sẽ dễ dàng quản lý các máy tính từ một trung tâm duy nhất, giảm sự phân tán và đảm bảo an toàn cho hệ thống. Các hoạt động quản trị sẽ liền mạch, không bị ngắt quãng và mất quá nhiều thời gian.
Các thiết bị chuyển mạch như KVM ra đời xuất phát từ nhu cầu tiết kiệm không gian, chi phí, nâng cao hiệu quả cho người sử dụng.
Có những loại KVM Switch nào trên thị trường hiện nay?
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại KVM Switch khác nhau, tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng mà KVM có thể được chia thành những loại như sau:
Dựa vào số cổng
Số cổng ở đây tức là KVM Switch có thể tối đa kết nối được với bao nhiêu thiết bị dựa trên số cổng đầu ra. Hiện nay trên thị trường phổ biến nhất là hai loại cổng đó là KVM Switch 4 cổng và KVM Switch 8 cổng. Để phát huy được khả năng của KVM Switch thì các khách hàng thường chọn những loại KVM Switch 8 cổng. Nhưng phương án lựa chọn 4 cổng thì cũng phù hợp để thiết bị phát huy được hiệu suất tốt nhất.
Dựa vào thiết bị kết nối
Bộ chia KVM Switch HDMI: Các sản phẩm bộ chia KVM Switch HDMI có hỗ trợ đầu vào và đầu ra HDMI, giúp kết nối thiết bị máy tính hoặc máy chủ với những màn hình hoặc là thiết bị đầu ra khác có đầu HDMI.
Bộ chia KVM Switch VGA: Chức năng tương tự giống như các sản phẩm bộ chia KVM Switch HDMI (High Definition Multimedia Interface) nhưng cổng hỗ trợ đầu vào và đầu ra là cổng VGA (Video Graphics Adaptor).
KVM over IP: Đây là một loại KVM cho phép điều khiển, truy cập từ xa, rất tiện lợi cho việc quản lý nhiều thiết bị cùng một lúc.
Như vậy Soutech đã chia sẻ đến quý anh chị và các bạn những thông tin liên quan đến thiết bị tích hợp KVM Switch. Hy vọng những kiến thức này sẽ mang đến cho bạn những hiểu biết hữu ích có thể ứng dụng trong công việc và đời sống hằng ngày.